Bật mí 8 cách khắc phục Laptop chạy chậm tại nhà
Laptop chạy chậm là tình huống mà người dùng gặp phải sau một khoảng thời gian sử dụng. Nhưng thực tế trong nhiều trường hợp, bạn có thể cải thiện tốc độ của Laptop bằng những thủ thuật cực kỳ đơn giản mà có thể bạn chưa biết. Vậy hãy cùng DINHCHUNG.VN tìm hiểu ngay nhé!
1. Loại bỏ hoàn toàn các FILE trong thùng rác
Thông thường khi bạn xóa một file nào đó mà chỉ nhấn phím “delete” thì file đó sẽ không mất đi hoàn toàn mà được chuyển thẳng vào thùng rác, và nếu bạn không để ý thì sau một thời gian các tập tin sẽ dần chiếm hết dung lượng máy tính của bạn.
Vậy để giảm gánh nặng cho máy thì tốt nhất bạn nên xóa triệt để chúng. Trên màn hình desktop tại biểu tượng “Recycle Bin” > nhấn chuột phải chọn “Empty Recycle Bin” để xóa tất cả file trong thùng rác.
2.Nâng cấp phần cứng
Nâng cấp phần cứng là một trong những cách mang lại hiệu quả rõ rệt nhất trong việc cải thiện tốc độ và hiệu suất làm việc cho laptop, đặc biệt với những laptop sử dụng ổ HDD. Vậy tùy theo nhu cầu và “túi tiền” mà bạn có thể nâng cấp một trong hai, hoặc cả 2 bộ phận sau:
–Nâng cấp SSD: Ổ đĩa SSD có tốc độ xử lý nhanh gấp 5 lần so với ổ đĩa HDD, tuy nhiên giá thành thay thế SSD khá cao. Về mặt lợi thế khi bạn nâng cấp ổ địa SSD đó là tốc độ xử lý, truy xuất dữ liệu nhanh chóng, băng thông truyền dữ liệu lớn tăng khả năng làm việc và làm giảm tình trạng laptop bị chậm, bị đơ và lag.
–Bổ sung RAM: Việc bổ sung RAM với dung lượng lớn hơn, tốc độ bus lớn hơn sẽ giúp gia tăng khả năng xử lý thông tin cho laptop, cải thiện tốc độ rõ rệt. Đặc biệt với người dùng thường sử dụng đa tác vụ hoặc nhiều đồ họa, bạn nên nâng cấp 8-16 GB RAM trở lên.
3. Tắt các chương trình khởi động cùng Windows
Việc chạy trình duyệt với mười tab trở lên chắc chắn sẽ khiến laptop của bạn chậm hơn, do yêu cầu nhiều RAM và tài nguyên hơn để xử lý. Bên cạnh đó, laptop cũng sẽ chậm hơn nếu bạn cài đặt quá nhiều chương trình khởi động cùng laptop.
Cách xử lý: Bạn cần tắt tất cả các chương trình trước khi tắt máy, đồng thời tắt bớt các chương trình đang khởi động cùng laptop theo hướng dẫn sau:
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + ESC trên bàn phím để mở Task Manager > chọn tab Startup.
Chọn chương trình muốn tắt khởi động cùng laptop và nhấp vào Disable ở góc dưới cùng bên phải.
4.Diệt virus và loại bỏ các phần mềm độc hại
Nếu như bạn thấy laptop của mình bỗng dưng xuất hiện các popup quảng cáo hay đang chạy các chương trình thì máy bị crash, đứng hình thì rất có thể lúc này máy đã bị nhiễm malware (các phần mềm độc hại) khi bạn vô tình mở xem email từ những nguồn không rõ rang hay truy cập các trang web lừa đảo.
Những malware này gây những tác hại nghiêm trọng không chỉ tới phần cứng & phần mềm của máy tính mà nó còn có thể đánh cắp những dữ liệu cá nhân như tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội hay ảnh các giấy tờ cá nhân…Vậy nên hãy quét và diệt các phần mềm độc hại này ngay khi có thể.
Cách thực hiện:
Trên Windows 10 & 11 đều đã có sẵn tính năng tìm và diệt các file độc hại. Để sử dụng, hãy ấn vào nút biểu tượng Windows ở Taskbar, sau đó phần thanh tìm kiếm nhập Security và chọn Open. Tiếp theo chọn Virus & threat protection và sau đó click vào Quick scan.
5.Update Windows phiên bản mới nhất
Nếu bạn sử dụng phiên bản Windows chưa được cập nhật mới cũng sẽ làm laptop bị chậm đi bởi các lỗi hay xung đột phần mềm trong hệ thống. Bên cạnh đó, máy tính của bạn sẽ tồn tại các lỗ hổng bảo mật tạo cơ hội cho các hacker xâm nhập.
Cách thực hiện:
Dùng tổ hợp phím Windows + I để mở Settings. Sau đó chọn Update & Security và ấn nút Check for updates. Nếu có nút Download xuất hiện hãy ấn vào ngay để bắt đầu quá trình tải các file update của hệ điều hành về.
Sau khi tải xong, máy sẽ có thông báo yêu cầu khởi động lại để bắt đầu quá trình cài đặt. Nếu bạn đang muốn hoàn thành nốt công việc hãy chọn Later. Còn nếu đã sẵn sàng hãy chọn Restart.
Thông thường Windows sẽ có 2 phiên bản cập nhật lớn mỗi năm và các bản vá nhỏ được cập nhật hàng tháng. Nếu bạn thấy laptop chạy chậm hãy đảm bảo rằng Windows đã được cập nhật ở phiên bản mới nhất.
6.Chống phân mảnh ổ cứng
Mỗi khi bạn tạo, xóa hoặc chỉnh sửa tệp trên laptop, một số dữ liệu đó sẽ bị phân mảnh. Điều này nghĩa là các phần của tệp đó được lưu trữ trong các phần khác nhau của ổ cứng, khiến laptop chạy chậm hơn vì ổ đĩa phải tìm từng mẩu dữ liệu. Mặc dù Windows 10 sẽ tự động chống phân mảnh tệp mỗi tuần một lần, nhưng bạn cũng có thể thử thực hiện để khắc phục laptop chạy chậm.
Lưu ý: Chỉ thực hiện chống phân mảnh ổ cứng trên ổ HDD truyền thống.
Cách khắc phục: Nhấp vào menu Start > gõ tìm kiếm và chọn Defragment & Optimize Drive. Trong cửa sổ bật lên, chọn ổ cứng Hard disk drive > nhấp vào Analyze > Optimize.
Bạn cần đợi ổ đĩa đạt 0% bị phân mảnh trước khi bắt đầu sử dụng các chương trình hoặc mở tệp khác.
7. Giảm nhiệt độ laptop
Khi laptop làm việc quá năng suất thì nó sẽ trở nên nóng lên, với tình trạng này nó sẻ khiến cho Laptop của chạy chậm hơn, thời gian sẽ chuyển sang giai đoạn lag, đơ liên tục. Nếu không có giải pháp sẽ làm giảm tuổi thọ laptop đi rất nhiều.
Cách tốt nhất để làm giảm nhiệt độ, tránh tình trạng laptop chạy chậm đó là sử dụng đế tản nhiệt, quạt tản nhiệt hoặc kê cao laptop để tạo khoảng trống phù hợp ở đáy máy.
8. Vệ sinh máy tính định kì
Một trong những nguyên nhân khiến laptop nóng và chạy chậm là do bạn không thường xuyên vệ sinh laptop. Khi dùng lâu ngày, bụi bẩn tích tụ khiến cho khả năng tản nhiệt của máy bị giảm, nhiệt độ tăng cao. Khiến cho laptop phải tự giảm hiệu năng để tránh quá nhiệt, không những thế việc không thường xuyên vệ sinh laptop còn tăng nguy cơ chập cháy các bộ phận, điển hình là cháy 1 phần hay toàn phần CPU và GPU do 2 bộ phận này tỏa nhiệt nhiều nhất trong máy.
Laptop cần được vệ sinh định kì ít nhất 6 tháng 1 lần để hạn chế những rủi ro xảy ra ở phần cứng, cũng như phát hiện và khắc phục những lỗi phần cứng gây ra tình trạng laptop bị chậm và giật, nóng bất thường.
Với những thông tin trên đây, chúc bạn có thể tự mình khắc phục tình trạng laptop chạy chậm thành công và có những trải nghiệm ưng ý.
Liên Hệ: DINHCHUNG.VN
SĐT: 0782 832 832